Do bạn thường xuyên sử dụng máy lạnh Sanyo nhưng không vệ sinh đúng định kì nên máy thường hay bị hỏng hóc, có mùi lạ và tiếng kêu to bất thường. Vào những lúc ấy bạn đã tốn rất nhiều chi phí để gọi thợ đến sửa vì nghĩ rằng việc vệ sinh máy lạnh rất phức tạp nhưng thật ra với công việc này có thể thực hiện tại nhà và không tốn quá nhiều sức của bạn. Qua bài viết dưới đây của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 2 muốn chia sẽ kinh nghiệm vệ sinh máy lạnh Sanyo đến người sử dụng để giúp máy hoạt động tốt, tăng tuổi thọ và tiết kiệm nhiều công sức, chi phí cho bạn.
- Kinh nghiệm vệ sinh máy lạnh Sanyo đúng tiêu chuẩn
- Mẹo sửa máy lạnh Panasonic bị chảy nước cực hay
- Mọi điều bà bầu nên biết khi sử dụng máy lạnh
Xem thêm: Cách ít người biết để lắp đặt máy lạnh tại nhà đúng kĩ thuật
1) Thời gian vệ sinh máy lạnh Sanyo lý tưởng
Trước mỗi mùa sử dụng cao điểm (mùa nắng nóng), chúng ta nên bảo dưỡng máy lạnh để đảm bảo công suất hoạt động và tránh hao phí điện năng. Số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng theo các chuyên gia của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 2 thì nên bảo dưỡng máy lạnh 1-2 lần mỗi năm.
Trong quá trình sử dụng dù bạn mua hàng mới hay cũ xài cả năm trời mà không vệ sinh hoặc bảo trì sẽ khiến Cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém có thể gây hư hỏng nặng mà điều này là tối kị của máy lạnh.
Đối với gia đình nên làm vệ sinh 3 – 4 tháng/lần. Đối với văn phòng đồng khách thì 2 – 3 tháng/lần.
2) Quy trình vệ sinh máy lạnh Sanyo
a) Rửa giàn lạnh.
Tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh như trên, dùng bình xịt nước áp lực (loại bình phun thuốc cho cây) xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh.
Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước. Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.
b) Rửa lưới lọc ở giàn lạnh.
Mở mặt trước của giàn lạnh, tháo tấm lưới lọc bụi ra, dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy.
c) Rửa giàn nóng:
Tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng.
Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
3) Chú ý:
Đối với dòng máy Inverter nên lưu ý phần Outdoor nhiều hơn:
– Về vệ sinh thì khi sử dụng lực phun nước mạnh thì chú ý nên tránh xịt gần vị trí có bảng mạch (vị ví của nó nằm ở phía trên máy nén). Vì khi xịt gần vị trí này có thể làm cho nước thăm nhập vào hộp đựng bo dẫn đến hư bo (bo inverter đắt tiền)
– Tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa (vì khi nắng gắt hay mưa to cũng có thể gay hư bo).